Mấy hôm nay nhiệt độ xuống thấp, vài nơi ở miền Bắc có tuyết rơi khiến nhiều người thích thú. Nhưng thời tiết quá lạnh và có tuyết cũng gây đảo lộn cuộc sống của người dân. Đối với ôtô thì sẽ như thế nào, ta cùng tìm hiểu về lái ôtô ở xứ hàn đới và có nhiều tuyết rơi: sống ở xứ nhiều tuyết mà không lái xe thì không cảm nhận đúng về tuyết!
Trước tiên, thời tiết lạnh khiến cho ắc quy dễ chết và khó khởi động xe. Những chiếc ắc quy được chế tạo để chịu được nhiệt độ thấp, nhưng đôi khi nhiệt độ quá thấp khiến cho ắc quy chết nhanh. Vì thế những lái xe cẩn thận thường sắm theo bộ kích điện (booster), thực chất là những bộ ắc quy tích điện để dự phòng khi ắc quy xe bị chết. Nếu không có booster thì có thể nhờ xe khác, hoặc gọi dịch vụ cứu hộ để kích điện cho ắc quy.
Nhiệt độ quá thấp cũng khiến cho động cơ khó khởi động. Ngày nay, nhiều ôtô có bộ phận sưởi động cơ (block heater): khi xe đậu qua đêm hoặc quá lâu, cắm sưởi động cơ với mạng điện gia dụng khoảng 4 giờ trước khi sử dụng xe giúp cho xe khởi động dễ hơn và sưởi ấm trong xe cũng hoạt động nhanh hơn. Nếu bạn thấy các ôtô xứ lạnh có một phích cắm thò ra ở mũi xe thì đó là phích cắm điện cho block heater. Ước tính mỗi tháng tốn khoảng 50 USD cho block heater nếu cắm điện hàng ngày.
Ở Việt Nam nhiệt độ không quá thấp nên chúng ta chỉ quan tâm tới chức năng làm mát của điều hòa xe (air conditioner, A/C), nhưng ở xứ lạnh thì chức năng sưởi rất quan trọng. Các xe trang bị cơ bản đều có sưởi, xe trang bị tốt hơn thì có cả sưởi ở ghế. Sưởi của xe lấy nhiệt độ từ bộ tản nhiệt (radiator) nên không tốn nhiên liệu để sưởi, chỉ tốn chút điện cho quạt thổi gió thôi. Khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, hơi nước trong xe ngưng tụ ở kính xe và đóng băng làm giảm tầm nhìn. Vì thế, sưởi xe không những có chức năng sưởi ấm mà còn có chức năng chống mờ kính bởi hơi nước ngưng tụ.
Các dụng cụ như cào tuyết và xẻng là trang bị không thể thiếu trên ôtô vào mùa đông. Cào tuyết dùng để cạo sạch tuyết trên các cửa kính của xe. Xẻng là dụng cụ để dọn tuyết mở đường cho xe ra khỏi chỗ đậu. Những hôm tuyết rơi nhiều, có khi quét sạch tuyết ở kính trước thì kính sau lại đầy tuyết, quét xong bên phải thì quay lại dọn bên trái…
Dọn tuyết để lấy xe cũng là việc phải làm thường xuyên vào mùa đông, vì nếu lười không dọn sạch thì xe sẽ bị mắc kẹt. Nếu tuyết rơi quá dày và phủ kín mít toàn bộ ôtô, có khi hì hục mất mấy chục phút dọn xong tuyết mới biết mình dọn cho xe người khác! Khi tuyết mới rơi 1-2 ngày thì nên dọn ngay vì tuyết còn xốp, nếu để lâu thì tuyết sẽ đóng thành đá và rất khó, phải dùng tới các máy thổi tuyết. Những người có sân đỗ riêng thì có thể căng lều ở sân đỗ để tiết kiệm thời gian dọn tuyết.
Tìm được chỗ đậu xe khi tuyết rơi nhiều cũng là vấn đề lớn. Khi tuyết mới rơi xong thì thường tài xế phải tự đào tuyết để lấy chỗ đậu xe. Những khi thành phố cấm đường để cho xe dọn tuyết hoạt động thì còn khó tìm chỗ đậu xe hơn, có khi phải đi bộ 10-15 phút mới tới được nơi đậu xe.
Khi ôtô bị sa lầy trong tuyết, nhất là khi tuyết chuyển thành nước đá thì rất khó lấy xe. Người cẩn thận còn trang bị thêm cho mình dụng cụ chống trơn trượt (anti-slip tracks), đó là những dụng cụ có hình chiếc thang được lót dưới bánh xe đã bị mất ma sát, giúp xe vượt qua nơi bị sa lầy trong băng tuyết. Ngoài ra, còn có thể dùng khi xe sa lầy trong cát hoặc bùn. Lưu ý là khi đặt track để lót bánh xe thì phải đứng tránh xa vì bánh xe quay có thể làm văng vào người.
Dung dịch rửa kính ôtô trong mùa đông cũng là yếu tố quan trọng. Để chống đông đá trong nhiệt độ thấp, dung dịch rửa kính thường là nước có pha thêm các loại cồn (ethanol, propanol, ethylene glycol) để dung dịch không bị đóng băng khi nhiệt độ thấp, có khi tới -30 độ C hoặc -40 độ C. Nếu ai dùng nước thường trong mùa hè mà quên không thay bằng dung dịch rửa kính mùa đông, thì ngoài việc không có dung dịch rửa kính, nước đóng băng sẽ giãn nở về thể tích có thể gây vỡ các đường ống dẫn từ bình chứa tới kính. Vì thế, những ai lái ôtô lên ngắm tuyết Sa Pa nên lưu ý điều này.
Ở Việt Nam, chỉ cần một loại lốp là có thể chạy quanh năm. Nhưng ở xứ lạnh thì có loại lốp đặc biệt cho mùa đông, gọi là lốp mùa đông (snow or winter tires). Ở một số nơi, lốp mùa đông là bắt buộc. Lốp mùa đông thường mềm hơn lốp mùa hè, có độ bám đường tốt hơn khi nhiệt độ thấp, có băng tuyết. Đôi khi, lốp mùa đông có thêm đinh tán (studded tires) để tăng độ bám đường. Lốp mùa đông có in hình bông tuyết để nhận dạng. Lốp mùa đông có thể sử dụng cả trong mùa hè, nhưng không có lợi về kinh tế vì loại lốp này mòn nhanh hơn lốp mùa hè, và làm tốn xăng hơn do nó bám đường.
Tuyết rơi trên đường gây ảnh hưởng rất nhiều tới giao thông. Xe chạy trên tuyết giống như chạy trên cát, dễ mất kiểm soát và tốn xăng vì nhiều khi bánh xe quay tít trên tuyết chứ không đẩy xe di chuyển. Mức tiêu thụ xăng tăng lên khoảng 50% tùy vào tình trạng tuyết và cách lái xe. Tuyết rơi trên đường có thể kết với nhau để tạo thành băng đá, mà băng đá thì rất trơn và gây nguy hiểm cho xe cộ.
Vì thế, sau khi dọn tuyết ở mặt đường, người ta có thể rải đá răm trộn lẫn muối dạng hạt để tăng ma sát cho xe và chống đóng băng mặt đường. Nhưng muối lại làm cho xe nhanh rỉ hơn, nên người cẩn thận có thể đưa xe đến garage để phun 1 lớp chống rỉ ở gầm xe (rust proofing spray) trước khi mùa đông tới.
Đối với chính quyền các thành phố, một đợt tuyết rơi là một lần ra tiền. Ví dụ như mùa đông 2011-2012, chính quyền thành phố Montreal, Canada tiêu tốn tổng cộng 145 triệu đô-la Canada cho việc xử lý tuyết (29 triệu để rải muối, 14,5 triệu để đào tuyết, 87 triệu để chất tuyết lên xe và 14,5 triệu để đổ tuyết). Một trận bão tuyết dày 20 cm làm chính quyền tiêu tốn khoảng 17-20 triệu đô-la. Trong năm 2012, ở thành phố New York (Mỹ), bình quân mỗi 1 inch (2,54 cm) tuyết làm thành phố tiêu tốn khoảng 4,4 triệu USD.
Do mùa đông khắc nghiệt gây khó khăn cho xe gầm thấp nên hầu như các xe thể thao, các xe mui trần… đều nằm garage trong suốt mùa đông. Cũng vì những phiền phức và tốn kém khi lái xe mùa đông, nhiều người chuyển sang đi các phương tiện công cộng.
Độc giả Tuanisation
Trước tiên, thời tiết lạnh khiến cho ắc quy dễ chết và khó khởi động xe. Những chiếc ắc quy được chế tạo để chịu được nhiệt độ thấp, nhưng đôi khi nhiệt độ quá thấp khiến cho ắc quy chết nhanh. Vì thế những lái xe cẩn thận thường sắm theo bộ kích điện (booster), thực chất là những bộ ắc quy tích điện để dự phòng khi ắc quy xe bị chết. Nếu không có booster thì có thể nhờ xe khác, hoặc gọi dịch vụ cứu hộ để kích điện cho ắc quy.
Nhiệt độ quá thấp cũng khiến cho động cơ khó khởi động. Ngày nay, nhiều ôtô có bộ phận sưởi động cơ (block heater): khi xe đậu qua đêm hoặc quá lâu, cắm sưởi động cơ với mạng điện gia dụng khoảng 4 giờ trước khi sử dụng xe giúp cho xe khởi động dễ hơn và sưởi ấm trong xe cũng hoạt động nhanh hơn. Nếu bạn thấy các ôtô xứ lạnh có một phích cắm thò ra ở mũi xe thì đó là phích cắm điện cho block heater. Ước tính mỗi tháng tốn khoảng 50 USD cho block heater nếu cắm điện hàng ngày.
Ở Việt Nam nhiệt độ không quá thấp nên chúng ta chỉ quan tâm tới chức năng làm mát của điều hòa xe (air conditioner, A/C), nhưng ở xứ lạnh thì chức năng sưởi rất quan trọng. Các xe trang bị cơ bản đều có sưởi, xe trang bị tốt hơn thì có cả sưởi ở ghế. Sưởi của xe lấy nhiệt độ từ bộ tản nhiệt (radiator) nên không tốn nhiên liệu để sưởi, chỉ tốn chút điện cho quạt thổi gió thôi. Khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, hơi nước trong xe ngưng tụ ở kính xe và đóng băng làm giảm tầm nhìn. Vì thế, sưởi xe không những có chức năng sưởi ấm mà còn có chức năng chống mờ kính bởi hơi nước ngưng tụ.
Các dụng cụ như cào tuyết và xẻng là trang bị không thể thiếu trên ôtô vào mùa đông. Cào tuyết dùng để cạo sạch tuyết trên các cửa kính của xe. Xẻng là dụng cụ để dọn tuyết mở đường cho xe ra khỏi chỗ đậu. Những hôm tuyết rơi nhiều, có khi quét sạch tuyết ở kính trước thì kính sau lại đầy tuyết, quét xong bên phải thì quay lại dọn bên trái…
Dọn tuyết để lấy xe cũng là việc phải làm thường xuyên vào mùa đông, vì nếu lười không dọn sạch thì xe sẽ bị mắc kẹt. Nếu tuyết rơi quá dày và phủ kín mít toàn bộ ôtô, có khi hì hục mất mấy chục phút dọn xong tuyết mới biết mình dọn cho xe người khác! Khi tuyết mới rơi 1-2 ngày thì nên dọn ngay vì tuyết còn xốp, nếu để lâu thì tuyết sẽ đóng thành đá và rất khó, phải dùng tới các máy thổi tuyết. Những người có sân đỗ riêng thì có thể căng lều ở sân đỗ để tiết kiệm thời gian dọn tuyết.
Tìm được chỗ đậu xe khi tuyết rơi nhiều cũng là vấn đề lớn. Khi tuyết mới rơi xong thì thường tài xế phải tự đào tuyết để lấy chỗ đậu xe. Những khi thành phố cấm đường để cho xe dọn tuyết hoạt động thì còn khó tìm chỗ đậu xe hơn, có khi phải đi bộ 10-15 phút mới tới được nơi đậu xe.
Khi ôtô bị sa lầy trong tuyết, nhất là khi tuyết chuyển thành nước đá thì rất khó lấy xe. Người cẩn thận còn trang bị thêm cho mình dụng cụ chống trơn trượt (anti-slip tracks), đó là những dụng cụ có hình chiếc thang được lót dưới bánh xe đã bị mất ma sát, giúp xe vượt qua nơi bị sa lầy trong băng tuyết. Ngoài ra, còn có thể dùng khi xe sa lầy trong cát hoặc bùn. Lưu ý là khi đặt track để lót bánh xe thì phải đứng tránh xa vì bánh xe quay có thể làm văng vào người.
Dung dịch rửa kính ôtô trong mùa đông cũng là yếu tố quan trọng. Để chống đông đá trong nhiệt độ thấp, dung dịch rửa kính thường là nước có pha thêm các loại cồn (ethanol, propanol, ethylene glycol) để dung dịch không bị đóng băng khi nhiệt độ thấp, có khi tới -30 độ C hoặc -40 độ C. Nếu ai dùng nước thường trong mùa hè mà quên không thay bằng dung dịch rửa kính mùa đông, thì ngoài việc không có dung dịch rửa kính, nước đóng băng sẽ giãn nở về thể tích có thể gây vỡ các đường ống dẫn từ bình chứa tới kính. Vì thế, những ai lái ôtô lên ngắm tuyết Sa Pa nên lưu ý điều này.
Ở Việt Nam, chỉ cần một loại lốp là có thể chạy quanh năm. Nhưng ở xứ lạnh thì có loại lốp đặc biệt cho mùa đông, gọi là lốp mùa đông (snow or winter tires). Ở một số nơi, lốp mùa đông là bắt buộc. Lốp mùa đông thường mềm hơn lốp mùa hè, có độ bám đường tốt hơn khi nhiệt độ thấp, có băng tuyết. Đôi khi, lốp mùa đông có thêm đinh tán (studded tires) để tăng độ bám đường. Lốp mùa đông có in hình bông tuyết để nhận dạng. Lốp mùa đông có thể sử dụng cả trong mùa hè, nhưng không có lợi về kinh tế vì loại lốp này mòn nhanh hơn lốp mùa hè, và làm tốn xăng hơn do nó bám đường.
Tuyết rơi trên đường gây ảnh hưởng rất nhiều tới giao thông. Xe chạy trên tuyết giống như chạy trên cát, dễ mất kiểm soát và tốn xăng vì nhiều khi bánh xe quay tít trên tuyết chứ không đẩy xe di chuyển. Mức tiêu thụ xăng tăng lên khoảng 50% tùy vào tình trạng tuyết và cách lái xe. Tuyết rơi trên đường có thể kết với nhau để tạo thành băng đá, mà băng đá thì rất trơn và gây nguy hiểm cho xe cộ.
Vì thế, sau khi dọn tuyết ở mặt đường, người ta có thể rải đá răm trộn lẫn muối dạng hạt để tăng ma sát cho xe và chống đóng băng mặt đường. Nhưng muối lại làm cho xe nhanh rỉ hơn, nên người cẩn thận có thể đưa xe đến garage để phun 1 lớp chống rỉ ở gầm xe (rust proofing spray) trước khi mùa đông tới.
Đối với chính quyền các thành phố, một đợt tuyết rơi là một lần ra tiền. Ví dụ như mùa đông 2011-2012, chính quyền thành phố Montreal, Canada tiêu tốn tổng cộng 145 triệu đô-la Canada cho việc xử lý tuyết (29 triệu để rải muối, 14,5 triệu để đào tuyết, 87 triệu để chất tuyết lên xe và 14,5 triệu để đổ tuyết). Một trận bão tuyết dày 20 cm làm chính quyền tiêu tốn khoảng 17-20 triệu đô-la. Trong năm 2012, ở thành phố New York (Mỹ), bình quân mỗi 1 inch (2,54 cm) tuyết làm thành phố tiêu tốn khoảng 4,4 triệu USD.
Do mùa đông khắc nghiệt gây khó khăn cho xe gầm thấp nên hầu như các xe thể thao, các xe mui trần… đều nằm garage trong suốt mùa đông. Cũng vì những phiền phức và tốn kém khi lái xe mùa đông, nhiều người chuyển sang đi các phương tiện công cộng.
Độc giả Tuanisation
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.