08:28
0
Nếu người Việt Nam sở hữu nhiều xe hơi hơn đây là nhân tố giúp giãn dân, giảm tắc đường. Tai nạn giao thông không phải là vấn đề của xe số hay tự động mà là tâm lý của tài xế"


- Ùn tắc giao thông: tôi đã nêu ở phần cuối bài. Đây là vấn đề của cơ quan quản lý chứ không phải là vấn đề của người dân. So với cách đây 25 năm, dân số nội thành tăng lên 2-3 lần, số xe máy tăng lên cả 10 lần, cộng thêm số người ngoại tỉnh ở các nơi khác... khiến cho số người và phương tiên lưu thông tăng lên có lẽ tới 20 lần. Trong khi đó, số con đường tăng chưa tới 2 lần, và số làn đường được mở rộng từ các con đường có sẵn cũng chỉ tăng thêm khoảng 2 lần. Rõ ràng là ngành đô thị và giao thông không có quy hoạch tốt. Hơn nữa, như tôi đã trình bày là: ôtô là nhân tố giúp giãn dân, tức là giảm áp lực tắc đường ở nội thành.

- Tai nạn giao thông: là vấn đề lớn không thể nói kỹ ở ý kiến này. Nhưng tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn là việc đào tạo và thi lấy bằng lái xe. Ngay cả cơ quan quản lý cũng không nhận thức rõ vấn đề này. Ví dụ: việc xe tự động hay gây tai nạn do nhầm chân phanh và chân ga. Nó không phải là vấn đề của xe số hay xe tự động, mà nó là vấn đề tâm lý của người lái. Mà vấn đề tâm lý lái xe là vấn đề chung của tài xế khi ngồi sau vô-lăng, không phân biệt xe số sàn hay tự động.

Tôi giải thích kỹ thêm như sau: Sát hạch bằng lái thường chú trọng tới chấm điểm lý thuyết, chấm điểm thực hành trên sa bàn, và lướt qua một chút thực hành trên đường. Một tài xế được điểm tối đa cả 3 phần trên không có nghĩa là anh ta có đủ các yếu tố để thực hiện việc lái xe từ điểm A tới điểm B trên thực tế, bởi vì anh tài xế phải có đủ tự tin để sẵn sàng lái xe, có kỹ năng điều khiển xe, phải có sự tập trung chú ý và đối phó với các tình huống trên đường. Phải làm, nhận ra và tuân thủ các biển báo giao thông, và tất nhiên phải có lộ trình hợp lý và không đi lạc đường.

Dân Việt Nam mình thì có ưu điểm về lý thuyết, nhưng yếu về thực hành. Đối với bằng lái ôtô, xe máy, tôi thấy một số nhỏ bị trượt lý thuyết, phần đông trượt phần thi sa bàn, hầu như chả ai trượt lái thực hành trên đường. Lẽ ra, phần trượt nhiều nhất phải là phần lái thực hành trên đường.

Độc giả Tuanisation Vnexpress

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.